Vụ Trường quốc tế AISVN: Sở GD-ĐT nêu quan điểm việc lập tài khoản, trả lương giáo viên
Chiều 12.1, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết đến 8 giờ cùng ngày, lực lượng của Hải đội Biên phòng 2 và Đồn biên phòng cửa khẩu Cảng Gianh đã cứu 6 ngư dân trên tàu cá NĐ-92357TS bị chìm khi đang vào cửa Gianh.Trước đó, lúc 3 giờ 30 ngày 12.1, Trạm kiểm soát biên phòng cửa khẩu Cảng Gianh nhận tin báo tàu cá NĐ-92357TS do ông Nguyễn Văn Thạch (ở xã Hải Chính, H.Hải Hậu, Nam Định) làm thuyền trưởng, trên đường vào cửa Gianh, khi đến khu vực phao số 4 (cách cửa Gianh khoảng 1,5 hải lý) thì bị mắc cạn, sóng to đánh chìm. Tại thời điểm báo tin, 6 ngư dân trên tàu bám vào mũi tàu. Vì vậy, thuyền trưởng báo tin đề nghị các lực lượng chức năng hỗ trợ, ứng cứu.Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo Hải đội biên phòng 2 điều động xuồng cùng 20 cán bộ, chiến sĩ; Đồn biên phòng cửa khẩu Cảng Gianh cũng huy động thêm tàu cá QB-98774TS với 4 ngư dân của ông Nguyễn Hữu Thọ (ở P.Tân Mỹ, TX.Ba Đồn) ra phối hợp ứng cứu. Đến 8 ngày 12.1, các lực lượng đã tiếp cận, cứu được 6 ngư dân đưa vào bờ an toàn. Quân y đơn vị đã chăm sóc y tế, ổn định tâm lý cho ngư dân. Theo chủ tàu cá NĐ-92357TS, tổng tài sản thiệt hại khoảng 6,5 tỉ đồng.Trước đó, lúc 22 giờ 30 ngày 11.1, tàu cá BV-92536TS do ông Võ Văn Nguyên (ở P.Phổ Thạnh, TX.Đức Phổ, Quảng Ngãi) làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng đang neo đậu trong vùng biển thuộc cảng Hòn La bị chập điện gây cháy. Lúc này, thuyền trưởng đã lên bờ, 2 ngư dân ở lại giữ tàu đã kịp thời di dời sang tàu QNg-94157TS an toàn.Trạm kiểm soát biên phòng Hòn La phối hợp Cảng vụ Hòn La tổ chức tiếp cận phun nước cứu tàu. Tuy nhiên, do sóng to, gió lớn, lửa lan nhanh cháy rụi và gây chìm tàu. Tàu cá BV-92536TS đăng ký lần đầu tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đã được bán lại cho ông Võ Văn Nguyên và đang trong quá trình hoàn chỉnh hồ sơ sang tên, đổi chủ. Đồn biên phòng Roòn đã cử cán bộ tiếp cận, động viên ngư dân, đồng thời xác minh vụ việc, thông tin thiệt hại của tàu.Ngày 12.1, UBND xã Bảo Ninh (TP.Đồng Hới, Quảng Bình) cho biết vừa xảy ra vụ chìm tàu cá trên địa bàn.Lúc 1 giờ ngày 12.1, tàu cá mang số hiệu QB-111.31TS của ông Hoàng Quân (ở xã Bảo Ninh) đang đậu trên sông Nhật Lệ, tại vị trí phía nam cầu Nhật Lệ 2, TP.Đồng Hới thì bị phá nước dẫn đến chìm; thiệt hại ban đầu ước tính khoảng 100 triệu đồng.Nhận tin báo, lực lượng chức năng và người dân huy động lực lượng, tham gia trục vớt tàu.
Các giáo xứ ở TP.HCM phân loại rác tại nguồn: Hành động vì môi trường
Ngày 27.1, Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuần tra xử lý vi phạm nồng độ cồn, đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cận tết.Trước đó, đêm 26.1 và rạng sáng 27.1, tổ công tác Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức đã xử lý 11 trường hợp tài xế vi phạm nồng độ cồn kịch khung.Cụ thể, lúc 20 giờ 50 ngày 26.1, tại đường Đỗ Xuân Hợp (Phước Long B), tổ công tác phát hiện người đàn ông có dấu hiệu say xỉn chạy xe máy loạng choạng nên tiến hành dừng xe kiểm tra.Qua kiểm tra, người này vi phạm nồng độ cồn ở mức 1,161 mg/L khí thở. Người đàn ông cho hay bản thân hiểu rõ luật giao thông nhưng vì nghĩ nhậu tất niên gần nhà nên đã tự chạy xe về.Đến khoảng 21 giờ 15 cùng ngày, tổ công tác tiếp tục dừng xe máy người ông H.T trên đường Tây Hoà (P.Phước Long A), phát hiện người này vi phạm nồng độ cồn 0,636 mg/L khí thở. Ông T. cho hay đã sử dụng nhiều bia tại tiệc tất niên.Đến rạng sáng 27.1, tổ công tác đã phát hiện, lập biên bản 11 trường hợp tài xế xe máy vi phạm nồng độ cồn kịch khung (vượt quá 0,4 mg/L khí thở) và nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn ở mức 1 (chưa vượt quá 0,25 mg/L khí thở) và mức 2 (vượt quá 0,25 đến 0,4 mg/L khí thở).Theo quy định, vi phạm nồng độ cồn mức 1, tài xế xe máy bị phạt 2 - 3 triệu đồng, trừ 4 điểm giấy phép lái xe; mức 2, tài xế xe máy bị phạt 6 - 8 triệu đồng, trừ 10 điểm giấy phép lái xe và mức kịch khung, tài xế xe máy bị phạt 8 - 10 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22 - 24 tháng.Hôm 20.1, Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Mai Thế Thắng (42 tuổi, ở Q.Tân Phú) để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ. Thắng được xác định là người không chấp hành lệnh đo nồng độ cồn và tấn công, gây thương tích cho một chiến sĩ Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức.Theo điều tra, khoảng 21 giờ 30 ngày 11.1, Thắng chạy xe máy trên đường 5A hướng về đường số 8 (P.Long Bình, TP.Thủ Đức) trong tình trạng say xỉn, không tỉnh táo.Cùng lúc, Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra lưu động, khi đến trước địa chỉ nói trên thì phát hiện Thắng loạng choạng, gây nguy hiểm cho người đi đường nên ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra.Tuy nhiên, Thắng không chấp hành việc kiểm tra nồng độ cồn của lực lượng chức năng, còn có hành vi tấn công, gây thương tích đối với CSGT.Tổ công tác cùng người dân khống chế Thắng và báo Công an P.Long Bình đến hỗ trợ đưa Thắng về trụ sở để làm rõ.Tại cơ quan công an, bước đầu Thắng khai nhận hành vi phạm tội như trên. Vụ việc sau đó được bàn giao Công an TP.Thủ Đức xử lý theo thẩm quyền.
'Bó tay' xe khách cố tình dàn hàng 3 gây cản trở trên cao tốc
Bùi Lan Hương vừa khép lại năm đầy thành công khi có mặt trong đội hình thành đoàn của chương trình thực tế Chị đẹp đạp gió 2024. Nữ ca sĩ 36 tuổi thành công đưa tên tuổi và tài năng nghệ thuật của mình đến gần hơn với khán giả đại chúng sau nhiều năm “dạo chơi” trong một “vùng đất” riêng. Từ một ca sĩ biết đến với âm nhạc ma mị, kén người nghe cùng phong cách quyến rũ, sang trọng, cô khiến công chúng thay đổi góc nhìn mới về mình: một nghệ sĩ đa năng vừa giỏi vocal, sáng tác nhạc, thử sức với vũ đạo cùng những kỹ năng trình diễn đa dạng và thử thách bản thân ở những thể loại âm nhạc không phải sở trường. Bên cạnh đó là hình ảnh một “chị đẹp” gần gũi, chân thành và không kém phần “lầy lội”, hài hước.Năm Ất Tỵ (2025) trở nên đặc biệt với Bùi Lan Hương vì là năm tuổi của cô. Dù được cho là một năm không may mắn với mình, nữ ca sĩ 8X vẫn nhìn nhận mọi thứ tích cực và cho biết bản thân sẽ nỗ lực cho một năm thành công rực rỡ. Dịp năm mới, chủ nhân hit Ngày chưa giông bão đã chia sẻ với Thanh Niên về Tết, có những bật mí thú vị về cuộc sống chung với “nửa kia” của cô - đạo diễn Nguyễn Quang Dũng.
Và ngắm những con tàu ra khơi
Nghĩa tình miền Tây: Chạnh thương hình bóng con phà trên sóng nước Cần Thơ
Ngày 28.1 (tức 29 tết), thực hiện chỉ đạo của UBND TP.HCM, Sở Du lịch, UBND Q.8 phối hợp các đơn vị mua lại hoa của tiểu thương tặng người dân chơi tết. Đây là hoạt động nằm trong chương trình "Mua hoa tặng hộ gia đình khó khăn" diễn ra từ ngày 27.1 đến hết ngày 28.1 (tức từ 28 tết đến hết 29 tết). Theo đó, từ sáng 28 tết, tại tuyến đường hoa Bến Bình Đông – một phần của chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền", ban tổ chức đã tiến hành thu mua hoa và chậu cảnh tại hơn 50 gian hàng. Các loại hoa phổ biến như hoa cúc, hoa cúc mâm xôi, hoa vạn thọ, hoa mào gà… được chọn mua để hỗ trợ các tiểu thương tiêu thụ số lượng hoa còn lại. Số hoa này sau đó được trao tặng cho 400 hộ gia đình khó khăn và 40 khu phố trên địa bàn Q.8, góp phần lan tỏa tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng. Bên cạnh đó, trong hai ngày 28 và 29 tháng chạp năm Giáp Thìn, Sở Du lịch tiếp tục phối hợp các đơn vị tài trợ thu mua thêm khoảng 2.000 chậu hoa, cây cảnh để trang trí "Đường hoa nghĩa tình" đợt 2. Đây là hoạt động nhằm làm mới không gian, phục vụ du khách đến tham quan, thưởng lãm và chụp ảnh trong dịp tết. Tính chung cả chương trình, tổng cộng có khoảng 9.500 chậu hoa các loại được thu mua để phục vụ trang trí tuyến đường hoa và trao tặng các hộ gia đình khó khăn, góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp ngày xuân. Tuyến "Đường hoa nghĩa tình" tạo nên một không gian văn hóa đặc sắc, thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và du khách. Mỗi ngày, tuyến đường hoa đón khoảng 10.000 lượt khách tham quan, chụp ảnh và được duy trì đến hết mùng 3 Tết Ất Tỵ. Theo Sở Du lịch TP.HCM, chương trình "Mua hoa tặng hộ gia đình khó khăn" và hoạt động trang trí "Đường hoa nghĩa tình" là lời tri ân đến cộng đồng tiểu thương và các gia đình khó khăn; đồng thời là sự kết nối giữa giá trị truyền thống với sự phát triển hiện đại của TP. Những chậu hoa rực rỡ không chỉ điểm tô sắc xuân mà còn truyền tải thông điệp về tinh thần đoàn kết, sẻ chia, tạo nên một mùa rết ấm áp và tràn đầy ý nghĩa cho tất cả mọi người."Đường hoa nghĩa tình" được tổ chức tại khu vực nhà cổ tuyến đường Bình Đông (P.13, Q.8). Đường hoa này gồm 6 khu vực bao gồm các cụm tiểu cảnh: Cổng chào - Trên bến dưới thuyền - Xuân Ất Tỵ 2025, Năm Ất Tỵ 2025, chợ Bến Thành, tái hiện Lễ hội Nghinh Ông - Cần Giờ, cụm tiểu cảnh tuần lễ Trái cây Q.8 và cầu khỉ - thuyền hoa.

Đến lượt HOSE ngắt kết nối với VNDIRECT
Cách nấu bún riêu cua ngon tuyệt và nhanh
Chiều 28.2, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM tổ chức hội nghị bàn giao công tác lĩnh vực lao động, người có công và xã hội cho các đơn vị. Tham dự có ông Đặng Quốc Toàn, Chánh văn phòng UBND TP.HCM; ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT; ông Nguyễn Bắc Nam, Phó giám đốc Sở Nội vụ; ông Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế; ông Lê Minh Khoa, Chỉ huy trưởng Lực lượng Thanh niên xung phong; ông Phạm Bình An, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn thuộc sở, ngành của thành phố.Tại hội nghị, ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cho biết quá trình triển khai đề án sắp xếp bộ máy của TP.HCM được thực hiện khẩn trương và đến nay, vào những ngày cuối tháng 2, công tác chuẩn bị bàn giao đã gần hoàn tất.Theo đó, Sở Nội vụ được tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Sở Nội vụ và Sở LĐ-TB-XH, tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về lao động, tiền lương, việc làm; người có công; an toàn, vệ sinh lao động; bảo hiểm xã hội; bình đẳng giới.Ngoài ra, Sở Nội vụ cũng tiếp nhận Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM; Viện Khoa học an toàn, vệ sinh lao động TP.HCM; Ban Quản trang TP.HCM từ Sở LĐ-TB-XH.Sở Y tế nhận thêm chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội; quản lý và sử dụng Quỹ bảo trợ trẻ em từ Sở LĐ-TB-XH và 12 cơ sở bảo trợ xã hội.Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cũng chuyển chức năng quản lý lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp sang Sở GD-ĐT. Vì vậy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên, bao gồm Trường cao đẳng nghề TP.HCM và Trung tâm giáo dục thường xuyên Gia Định, sẽ do Sở GD-ĐT trực tiếp quản lý.Lực lượng Thanh niên xung phong TP.HCM sẽ tiếp nhận các đơn vị trực thuộc của Sở LĐ-TB-XH gồm: Làng thiếu niên Thủ Đức, Trung tâm bảo trợ trẻ em Tam Bình, Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Linh Xuân và SOS - Làng trẻ em TP.HCM.Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM sẽ tiếp nhận Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM từ Sở LĐ-TB-XH.Ngoài ra, Văn phòng UBND TP.HCM sẽ tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Văn phòng Ban Chỉ đạo chương trình giảm nghèo bền vững TP.HCM của Sở LĐ-TB-XH.Trước đó, sáng cùng ngày (28.2), Sở LĐ-TB-XH đã bàn giao cho Công an TP.HCM về chức năng quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy từ Sở LĐ-TB-XH. Đối với các cơ sở cai nghiện ma túy của TP.HCM nhưng trú đóng ở các tỉnh, thành khác thì sẽ được chuyển giao về cho công an tỉnh, thành đó tiếp nhận.Theo ông Lê Văn Thinh, Sở LĐ-TB-XH sẽ chuyển giao các chức năng khác nhau cho các đơn vị, kéo theo đó là việc tách bạch về nhân sự, tài chính và các nhiệm vụ khác.Vì vậy, công tác bàn giao của Sở LĐ-TB-XH trong thời gian qua được thực hiện cẩn trọng và cấp tập.Hôm nay, Sở LĐ-TB-XH chính thức ký kết bàn giao cho các bên, tuy nhiên, vẫn còn nhiều nội dung cần tiếp tục phối hợp để rà soát, xác định số liệu và hoàn thiện hồ sơ lưu trữ.Về công tác nhân sự, ông Lê Văn Thinh chia sẻ rằng trong thời gian qua, lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH đã ra quyết định điều chuyển cán bộ và đã ghi nhận nhiều ý kiến, tâm tư của người lao động. Lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH cũng đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, tiếp xúc để chia sẻ, động viên các nhân viên tại các cơ sở.Ông Lê Văn Thinh nhìn nhận giai đoạn giao thời này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành tiếp nhận chức năng của Sở LĐ-TB-XH, đặc biệt trong công tác tư tưởng, tổ chức cán bộ, vị trí việc làm và điều kiện làm việc.Ông Thinh mong muốn các đơn vị tiếp nhận sẽ hỗ trợ để cán bộ, công nhân viên chức, người lao động của Sở LĐ-TB-XH có môi trường thuận lợi để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ ngay từ tháng 3.Theo ông Thinh, hiện mặc dù công tác bàn giao được thực hiện khẩn trương, nhưng một số chế độ, chính sách cho người lao động vẫn chưa thể hoàn tất, đặc biệt là phần chi thu nhập tăng thêm. Do đó, ông Thinh đề nghị các sở, ngành tiếp nhận quan tâm, đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, viên chức.Về việc bố trí nhân sự, do sự thay đổi trong bộ máy nên các vị trí lãnh đạo bị thu hẹp, có cán bộ sẽ giữ nguyên chức vụ, một số khác có thể được điều chuyển hoặc bố trí lại, xuống cấp. Ông Thinh mong rằng cán bộ của Sở LĐ-TB-XH sẽ tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, xác định tinh thần "cống hiến, đóng góp" để thực hiện tốt nhiệm vụ trong thời gian tới.Thay mặt lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH, ông Thinh bày tỏ mong muốn các sở, ngành tiếp nhận và xem cán bộ của Sở LĐ-TB-XH như nhân sự của đơn vị mình, đồng thời tạo điều kiện để họ tiếp tục phát huy năng lực, đóng góp chung vào sự phát triển của TP.HCM.Trước đó, ngày 20.2, UBND TP.HCM công bố các quyết định về nhân sự liên quan đến việc thành lập và sắp xếp lại các sở theo kế hoạch tinh gọn bộ máy. Theo đó, lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cũng được bổ nhiệm sang các vị trí mới.Ông Lê Văn Thinh, Giám đốc Sở Đ-TB-XH được điều động và bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (HEPZA) từ ngày 1.3.2025.Bà Huỳnh Lê Như Trang, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở GD-ĐT.Ông Nguyễn Tăng Minh, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở Y tế.Bà Lượng Thị Tới, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở Nội vụ.Theo nghị quyết của HĐND TP.HCM về phương án sắp xếp bộ máy các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND TP.HCM, sau khi sắp xếp, UBND TP.HCM sẽ còn 16 cơ quan chuyên môn, gồm: Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Xây dựng, Sở GTCC, Sở KH-CN, Sở VH-TT, Sở Du lịch, Sở Dân tộc và Tôn giáo, Sở TN-MT, Sở Y tế, Sở GD-ĐT, Sở Tư pháp, Sở Công thương, Văn phòng UBND thành phố, Thanh tra thành phố và Sở An toàn thực phẩm (tiếp tục được thí điểm theo Nghị quyết số 98 năm 2023 của Quốc hội).Ngành LĐ-TB-XH có truyền thống hơn 79 năm, bắt đầu từ sự kiện ngày 28.8.1945, khi Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định thành lập Bộ Lao động - tiền thân của Bộ LĐ-TB-XH ngày nay. Theo chủ trương, chính sách sắp xếp tổ chức bộ máy, ngành LĐ-TB-XH sẽ chấm dứt hoạt động, và các chức năng, nhiệm vụ của ngành sẽ được chuyển giao cho các cơ quan khác.
Muốn tóc đẹp thì bổ sung 13 loại thực phẩm này trong thực đơn hằng ngày
Một số người đinh ninh "thoát" phạt nguội khi đã qua đăng kiểm, nhưng gần đây tra cứu trên hệ thống thì nhiều lỗi cũ này bỗng dưng xuất hiện lại. Chuyện gì đang xảy ra?Trước khi đưa xe đi đăng kiểm vào năm 2023, anh P.M.L (ngụ Q.Phú Nhuận, TP.HCM) vào web tra cứu phạt nguội và tá hỏa khi thấy hệ thống báo 19 lỗi vi phạm. Trong đó có 17 lỗi là đỗ xe không đúng quy định. Anh cho hay, 17 lần CSGT ghi hình phạt đỗ xe không đúng quy định là ở đoạn đường gần nhà, xung quanh có nhiều người cùng đậu xe. Nhẩm tính mức phạt hơn 25 triệu đồng, tước bằng lái 2 tháng khiến tay chân anh rụng rời vì ngay lúc làm ăn khó khăn.Đến hạn đăng kiểm, anh làm liều mang xe đến. Cơ quan chức năng giải quyết thủ tục bình thường, không đề cập nhắc lỗi phạt nguội. Anh thở phào, đinh ninh đã thoát phạt nguội.Gần đây, anh tiếp tục bấm tra cứu lỗi vi phạm qua hình ảnh thì 19 lỗi phạt nguội cũ xuất hiện lại. Anh L. thắc mắc: "Đã qua đăng kiểm, tưởng thoát phạt nguội, nhưng sao nay lại hiện lên lỗi cũ?".Tương tự, trên các fanpage về giao thông, một số người cũng than thở khi thấy lỗi phạt nguội cũ xuất hiện lại trên hệ thống, dù đã qua nhiều đợt đăng kiểm. Anh Minh Khang (ngụ Q.Tân Bình) cho biết, năm 2023, anh mua lại chiếc xe cũ của người quen và cẩn thận tra cứu phạt nguội trước khi làm thủ tục. Hệ thống báo không ghi nhận lỗi vi phạm.Mới đây, anh tra lỗi phạt nguội thì có thông báo vi phạm lỗi đậu xe không đúng quy định từ năm 2022. "Trường hợp này thì tôi đóng phạt hay chủ xe cũ đóng phạt. Nếu tôi gọi mà chủ cũ không lên đóng phạt thì sao?", anh đặt câu hỏi.Trả lời nội dung này, đại diện Cục CSGT cho hay, các lỗi vi phạm qua hình ảnh đều được cập nhật lên website của Cục CSGT. Trước đây, hệ thống kiểm định chưa kết nối cơ sở dữ liệu của Cục CSGT nên có thể một số hành vi vi phạm CSGT chuyển qua không được update vào cơ sở dữ liệu của đăng kiểm. Do vậy, có trường hợp người dân trước đây đi đăng kiểm bình thường, nhưng giờ đăng kiểm hoặc tra cứu thì thấy báo có lỗi vi phạm. Bên cạnh đó, trước đây người dân chưa tự giác đến nộp phạt khi thấy thông báo. Vài năm trước, cơ quan chức năng cũng chưa có chế tài hạn chế đăng kiểm nếu chưa đóng phạt nguội. Do vậy, khi nào đi kiểm định không được, người dân mới đến đóng phạt.Hiện nay, hệ thống dữ liệu đồng bộ, các lỗi vi phạm hiển thị đầy đủ. "Về nguyên tắc, chủ xe bị phạt nguội mà chưa đóng phạt thì lỗi vi phạm không thể nào biến mất", đại diện Cục CSGT nói.Theo tìm hiểu, hiện có những lỗi vi phạm được ghi nhận nhiều lần, có tính chất lặp lại được CSGT ghi nhận trên cùng một phương tiện như: đỗ xe sai quy định, chạy quá tốc độ liên tục trên một đoạn đường dài, chạy trong làn dừng khẩn cấp của cao tốc..."Vị trí gắn camera tự động bắn tốc độ, ghi nhận lỗi vi phạm qua hình ảnh đã được cơ quan chức năng tính toán để người tham gia giao thông giảm tốc, điều chỉnh phù hợp. Nhưng khi tham gia giao thông, nhiều người không để ý, vi phạm liên tục trên đoạn đường dài, qua nhiều vị trí camera vẫn vi phạm thì hệ thống sẽ ghi nhận lỗi ở các thời điểm khác nhau", lãnh đạo một đội CSGT thông tin.
bảng xếp hạng bóng đá hạng 5 anh
Các phương pháp kiểm tra và sàng lọc phổ biến là tự kiểm tra vú xem có cục u bất thường hay không, đến gặp bác sĩ để khám lâm sàng vú, chụp X quang tuyến vú, xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung và sàng lọc ung thư đại trực tràng, theo Everyday Health.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư